Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2009
Đi Tìm Nhà Tâm Lý Trẻ em
TÂM LÝ TRẺ EM LÀ GÌ ?
Từ năm 1991 - Lần đầu tiên được đặt chân ra Hà Nội và cũng lần đầu tiên được tham dự một hội thảo có lẽ cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam về một lĩnh vực mới mẻ là Tâm Lý lâm sàng Trẻ em - Quá nhiều những cái đầu tiên mà tôi được tiếp nhận, từ những danh từ chuyên môn trong lĩnh vực này cho đến tấm lòng của một Nhân sĩ Việt Nam : Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - một nhà văn hóa, một nhà nghiên cứu và thực hành tâm lý và cũng là một Đảng Viên CS duy nhất mà tôi kính phục.
Thế rồi, thời gian lặng lẽ trôi qua, những biến động về nhu cầu của tâm lý trẻ em ngày càng nhiều, đã có khá nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân đứng ra thành lập, tổ chức, bước vào hoạt động trong lĩnh vực này, từ những bác sĩ nhi khoa, những cử nhân tâm lý giáo dục, những thày cô giáo, những chuyên gia trong một số các lĩnh vực khác đã tạo nên một bức tranh đa dạng và cũng đa hệ cho lĩnh vực này, mà thực lòng cho đến nay ( 2008) tôi vẫn chưa tìm ra một ai có thể gọi là chuyên gia về tâm lý trẻ em, dù cũng có người khá nổi tiếng như 1 BS ở BV Nhi Đồng I.
Phải chăng tôi chỉ là một con ếch ngồi đáy giếng nên không biết đến những "chuyên gia" đang nổi đình đám trong lĩnh vực này chăng, như một Tiến sĩ Tâm lý Học với trung tâm IQ nổi tiếng mà tên tuổi gắn liền với một nhãn sữa bột - hay một "bác sĩ" tốt nghiệp đại học KHXHNH Hà Nội, làm việc tại BV Nhi Đồng 2 , đến tận nhà trẻ tự kỷ để điều trị với chi phí 300.000/buổi ?
Tình cờ trong một lúc lang thang trên liên mạng ( internet) tôi lạc vào một forum về tâm lý học, đọc qua những giòng ký ức của một người bạn cũ, viết về bác Viện và những suy tư, trăn trở của những người bạn trẻ, đang hăm hở và trăn trở dấn thân vào con đường trở thành "nhà tâm lý" và đó là lý do có những hồi ức và suy tư này.
Tôi không dám đụng đến tâm lý học nói chung, vì đó là một lĩnh vực quá lớn, với quá nhiều cây đa cây đề, và cũng không thiếu những loài cỏ dại và hoa độc, làm tư vấn mà khiến thân chủ phải đâm đầu tự tử !
Nên dù có trăn trở , tôi chỉ dám nói về tâm lý trẻ em, một lĩnh vực mà tôi cũng biết được đôi chút - tại sao tôi lại cho rằng có những tiến sĩ, có những thạc sĩ, cử nhân dù bằng cấp đầy mình vẫn là con số 0 đối với tôi - Vì tôi không nhìn thấy ở họ một cái TÂM - vì thế dù họ có LÝ thế nào đi chăng nữa thì cũng vẫn hụt mất một vế quan trọng ! Họ đến với trẻ em, họ làm việc với trẻ em, mà họ không có một tấm lòng, mà họ chỉ nhìn thấy ở các em như một đối tượng có thể khai thác bằng những con số !
Hiện nay, có thể nói trên liên mạng, đầy dẫy những trang web, những diễn đàn, những blog nói về tâm lý giáo dục trẻ em - nhưng hầu hết chỉ đề cập đến sự phát triển của trẻ bình thường, và là trẻ ở những đô thị ( vì hầu hết những kiến thức này đều được rút ra từ những thông tin ở nước ngoài) - trong khi đó, tâm lý và những vấn đề của trẻ em nông thôn, trẻ em các gia đình công nhân, lao động và nhất là các trẻ em có nhu cầu đặc biệt thì còn quá ít - dù đây là một lượng không nhỏ trong cơ cấu dân số VN - Điều đó cũng dễ hiểu, vì internet chỉ phổ biến ở thành thị, và những người có điều kiện vào net, đa số là các bậc cha mẹ thuộc hàng trung lưu, trí thức - và vì thế, những kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con theo tâm lý của trẻ nước ngoài là thích hợp nhất ! ( Tâm lý vọng ngoại có ở khắp nơi ! )
Mặc dù trên thực tế, thì chính họ cũng khó có thể áp dụng được những điều mà trên net hay trong sách vở chỉ dạy !
Mới đây, tôi được một công ty truyền thông ngỏ lời cộng tác để thực hiện một chương trình giáo dục về tâm lý trẻ em, sẽ được phát sóng trên TV, tôi đã trình bầy một đề cương để họ xây dựng những chủ đề về các vấn đề tâm lý của trẻ bình thường, mà trong đó có tâm lý của trẻ di dân ( trẻ nông thôn nhập cư vào thành phố ) trẻ đường phố, trẻ lao động sớm ... và các vấn đề về tâm lý của trẻ có nhu cầu đặc biệt... Tôi không biết, liệu có thể tham gia góp ý được hay không trong chương trình lý thú này hay không, nhưng đây là một đề tài lý thú ( do tôi đưa ra mà ! ) và vì thế tôi sẽ thử có những tìm tòi về nó xem sao !
Và tôi mong rằng sẽ nhận được, cũng như tìm được những góp ý cần thiết để đi tìm câu trả lời cho vấn đề giáo dục và trị liệu tâm lý trẻ em Việt Nam - cứ hy vọng đi, vì còn sống là còn hy vọng mà !
( trích từ Blog - Viết ngày 30/9/2008)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
cháu chào chú! Cháu cũng xin tự nhận là con ếch con ngồi đáy giêng nên bây giờ mới biết chú để kính chào chú!
Trả lờiXóaMải mê tìm kiếm cái gì đó cháu k nhớ nữa và cháu đã lạc vào đây, xem qua nhiều tâm tư, tình cảm của chú đối với trẻ em Việt Nam, cháu thực sự mến phục chú.
Cháu vừa đọc entry này và đặt lòng lại với phần chú tự nhận chú là ếch ngồi đáy giêng khi nhắc đến một số người khá "nổi tiếng" như chú vừa nêu.
Cháu chợt nghĩ, ừ nhỉ, có quá nhiều cái gần với mình mà cháu chẳng biết thật!
Nhưng xét cho cùng, nếu không có những người như chú vừa nói đến ấy, lấy đâu ra người giúp các cháu và gia đình các cháu??? Cháu cảm thấy mình thật bé nhỏ và chẳng làm gì được trước những gì mình thấy (đó là các cháu có khó khăn), nên cháu nghĩ rằng, đó cũng là cách giúp đỡ, hỗ trợ tốt cho các trẻ gặp khó khăn tâm lý...
Mọi người có thể tham khảo thêm phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại đây.
Trả lờiXóaCó nhiều trường hợp xảy ra thật đau lòng
Trả lờiXóaâm trần cassette