Vịnh Hạ Long đang bước vào chặng nước rút của cuộc bầu chọn Bảy Kỳ quan mới của Thế giới (New7Wonder). Cũng vì thế mà những ngày này, truyền thông và công chúng lại nóng hừng hực ngóng kết quả của ngày 11/11/11.
Khen ngợi có, khích lệ có, cổ động có. Chê bai, hững hờ, tảng lờ cũng không ít. Nhiều ý kiến còn tỏ ra hoài nghi trước tính chính danh và địa vị pháp lý của cuộc thi này. Trả lời một tờ báo nước ngoài, bản thân người đại diện cho ngành Văn hóa - Du lịch Việt Nam cũng không khẳng định tuyệt đối giá trị của giải thưởng từ tổ chức NewOpenWorld (NOW), vốn do một tỷ phú nước ngoài khởi xướng. Theo ông, kết quả bầu chọn trên trang mạng New7Wonders do ông Bernard Weber chủ trì tuy "rất khó đánh giá thang bậc" nhưng dù sao vẫn là một "cơ hội" quảng bá cho Việt Nam.
Khác với một giải thưởng quốc tế mang màu sắc chính thống kiểu như Oscar với phim ảnh, Nobel với các ngành khoa học và văn chương.v.v., "Bảy Kỳ quan" không có một Viện Hàn Lâm đứng đằng sau với trùng điệp các tiêu chí nghiêm cẩn. "Bảy Kỳ quan" cũng không đòi hỏi một Ban Giám khảo kiểu "Cặp đôi hoàn hảo" hay "Vua Hài Đất Việt" chấm điểm vừa để định hướng tin nhắn vừa để trung hòa với điểm của khán giả cho từng "thí sinh".
Nói cách khác, người bình chọn có quyền lực tuyệt đối với kết quả cuối cùng. Vào trang web New7Wonders, nơi không hề thông tin về tiêu chuẩn chiến thắng, cách hướng dẫn bầu chọn trên điện thoại như sau: bấm một trong những số điện thoại trên màn hình - bấm mã code 4 số quy ước cho địa danh. Vậy là xong đề cử của bạn.
Cách thức này thoạt nghe hao hao cách chương trình Bibi hướng dẫn các cháu thiếu nhi gọi điện tham gia mục "trò chơi" hoặc "thời trang". Tất nhiên, vì dành cho mọi lứa tuổi nên New7Wonders không có câu: "Hãy xin phép bố mẹ trước khi gọi điện cho chị Thỏ Ngọc". Nhắn tin, thậm chí còn đơn giản hơn nhiều. Thể lệ bầu bán lại không hạn chế lượng "phiếu" từ một cá nhân hay tổ chức.
Có lẽ vì quy chế khá cởi mở này mà chiến dịch bầu chọn cho danh thắng nước mình thu hút hàng triệu lượt người tham gia từ mọi quốc gia. Không ít trường hợp chỉ biết tới địa danh nước mình ngay cả khi chưa từng đặt chân tới đó. Không thiếu những trường hợp nghe tới danh từ Amazon thì nghĩ ngay tới máy tính bảng Kindle Fire thay cho ý niệm về rừng. Nhưng rõ ràng, lợi thế thuộc về những quốc gia nào dân số đông đảo.
Có những nước tạo nên những chiến dịch quảng bá lớn mà nhiều khi một "chương trình mục tiêu quốc gia" cũng không sánh được về quy mô. Có những nước, như Ai Cập, thì cho rằng cuộc thi "chỉ nhằm đánh vào sự háo danh để trục lợi."
Trục lợi? Từ này có vẻ hơi nặng nề. Nhưng trước hết không khó để nhìn thấy những chủ thể hưởng lợi từ cuộc bình chọn: các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn, các hãng viễn thông thu phí trên đầu mỗi "phiếu" bình chọn dạng text hay dạng phút gọi. Tới khi công bố kết quả cuối cùng, phải có cả trăm triệu "phiếu" từ mọi quốc gia trên thế giới. Trong thời buổi lạm phát mang dấu hiệu đình trệ ở hầu hết các ngành nghề kinh doanh, đây quả là một cơ hội kiếm tiền hiếm có.
Gạt yếu tố lợi ích sang một bên, nhiều ý kiến tỏ ra không coi trọng ý nghĩa và vai trò của cuộc thi. Ví dụ, họ dẫn ra UNESCO, cơ quan văn hóa quốc tế uy tín nhất, nơi phong tặng những địa danh như Hạ Long là di sản thế giới cần bảo tồn, đã từ chối cộng tác với tỷ phú Weber. Vì thế "Bảy Kỳ quan" vẫn được coi là một cuộc thi tư nhân.
Nhưng thực ra có bao nhiêu sáng kiến tư nhân từ lâu vẫn được chấp nhận và khiến thiên hạ cuồng lên vì kết quả? Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ mang lại niềm tự hào cho sắc đẹp của bao quốc gia mấy chục năm qua, chẳng phải của ông trùm bất động sản Mỹ Donald Trump đó sao? Còn bảng xếp hạng thường niên 500 tỷ phú hàng đầu thế giới vốn nảy ra từ sáng kiến của ông chủ cùng tên của Tạp chí Forbes.
Cái gì cũng có khởi đầu, kể cả sự danh giá.
Thực tế, nếu Hạ Long chiến thắng để lọt vào Top 7, âu cũng là điều đáng mừng.
Cơ hội trước một cuộc thi không khe khắt lắm về chuyên môn, không đòi hỏi những chồng hồ sơ giải trình nặng trịch, không cả màn run run ứng xử bằng tiếng Anh như các hoa hậu, đáng phải nắm lấy. Đặc biệt là khi Việt Nam có một dân số trẻ, chi phí viễn thông rẻ, và một tâm lý công chúng ưa thích các trò chơi mới mẻ. Thắng lợi này, nếu tính toán rành rẽ, chắc còn "kinh tế" hơn một đợt quảng bá cho du lịch Việt Nam trên CNN hay Thời báo Times.
Có lẽ từ sự hứng khởi hơi thái quá của ý nghĩ trên đây mà đâu đó người ta bắt gặp một thông điệp hơi lạ lẫm của chiến dịch quảng bá: "Hãy thể hiện lòng yêu nước bằng việc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long". Thực ra, người yêu nước cũng có thể không nhắn tin bầu chọn và người nhắn nhiều cũng chưa chắc đã thêm tự tin khi nói rằng mình yêu nước chỉ bằng động tác của một hai ngón tay cái.
Thông tỏ chuyện này, sẽ không có gì phải xót ruột khi vừa nhắn tin "HL" gửi đến Tổng đài 147 vừa nghĩ tới lời nhắn từ Steve Jobs:
"Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ!"
BẢO BẢO
Nói cách khác, người bình chọn có quyền lực tuyệt đối với kết quả cuối cùng. Vào trang web New7Wonders, nơi không hề thông tin về tiêu chuẩn chiến thắng, cách hướng dẫn bầu chọn trên điện thoại như sau: bấm một trong những số điện thoại trên màn hình - bấm mã code 4 số quy ước cho địa danh. Vậy là xong đề cử của bạn.
Cách thức này thoạt nghe hao hao cách chương trình Bibi hướng dẫn các cháu thiếu nhi gọi điện tham gia mục "trò chơi" hoặc "thời trang". Tất nhiên, vì dành cho mọi lứa tuổi nên New7Wonders không có câu: "Hãy xin phép bố mẹ trước khi gọi điện cho chị Thỏ Ngọc". Nhắn tin, thậm chí còn đơn giản hơn nhiều. Thể lệ bầu bán lại không hạn chế lượng "phiếu" từ một cá nhân hay tổ chức.
Có lẽ vì quy chế khá cởi mở này mà chiến dịch bầu chọn cho danh thắng nước mình thu hút hàng triệu lượt người tham gia từ mọi quốc gia. Không ít trường hợp chỉ biết tới địa danh nước mình ngay cả khi chưa từng đặt chân tới đó. Không thiếu những trường hợp nghe tới danh từ Amazon thì nghĩ ngay tới máy tính bảng Kindle Fire thay cho ý niệm về rừng. Nhưng rõ ràng, lợi thế thuộc về những quốc gia nào dân số đông đảo.
Có những nước tạo nên những chiến dịch quảng bá lớn mà nhiều khi một "chương trình mục tiêu quốc gia" cũng không sánh được về quy mô. Có những nước, như Ai Cập, thì cho rằng cuộc thi "chỉ nhằm đánh vào sự háo danh để trục lợi."
Trục lợi? Từ này có vẻ hơi nặng nề. Nhưng trước hết không khó để nhìn thấy những chủ thể hưởng lợi từ cuộc bình chọn: các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn, các hãng viễn thông thu phí trên đầu mỗi "phiếu" bình chọn dạng text hay dạng phút gọi. Tới khi công bố kết quả cuối cùng, phải có cả trăm triệu "phiếu" từ mọi quốc gia trên thế giới. Trong thời buổi lạm phát mang dấu hiệu đình trệ ở hầu hết các ngành nghề kinh doanh, đây quả là một cơ hội kiếm tiền hiếm có.
Gạt yếu tố lợi ích sang một bên, nhiều ý kiến tỏ ra không coi trọng ý nghĩa và vai trò của cuộc thi. Ví dụ, họ dẫn ra UNESCO, cơ quan văn hóa quốc tế uy tín nhất, nơi phong tặng những địa danh như Hạ Long là di sản thế giới cần bảo tồn, đã từ chối cộng tác với tỷ phú Weber. Vì thế "Bảy Kỳ quan" vẫn được coi là một cuộc thi tư nhân.
Nhưng thực ra có bao nhiêu sáng kiến tư nhân từ lâu vẫn được chấp nhận và khiến thiên hạ cuồng lên vì kết quả? Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ mang lại niềm tự hào cho sắc đẹp của bao quốc gia mấy chục năm qua, chẳng phải của ông trùm bất động sản Mỹ Donald Trump đó sao? Còn bảng xếp hạng thường niên 500 tỷ phú hàng đầu thế giới vốn nảy ra từ sáng kiến của ông chủ cùng tên của Tạp chí Forbes.
Cái gì cũng có khởi đầu, kể cả sự danh giá.
Thực tế, nếu Hạ Long chiến thắng để lọt vào Top 7, âu cũng là điều đáng mừng.
Cơ hội trước một cuộc thi không khe khắt lắm về chuyên môn, không đòi hỏi những chồng hồ sơ giải trình nặng trịch, không cả màn run run ứng xử bằng tiếng Anh như các hoa hậu, đáng phải nắm lấy. Đặc biệt là khi Việt Nam có một dân số trẻ, chi phí viễn thông rẻ, và một tâm lý công chúng ưa thích các trò chơi mới mẻ. Thắng lợi này, nếu tính toán rành rẽ, chắc còn "kinh tế" hơn một đợt quảng bá cho du lịch Việt Nam trên CNN hay Thời báo Times.
Có lẽ từ sự hứng khởi hơi thái quá của ý nghĩ trên đây mà đâu đó người ta bắt gặp một thông điệp hơi lạ lẫm của chiến dịch quảng bá: "Hãy thể hiện lòng yêu nước bằng việc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long". Thực ra, người yêu nước cũng có thể không nhắn tin bầu chọn và người nhắn nhiều cũng chưa chắc đã thêm tự tin khi nói rằng mình yêu nước chỉ bằng động tác của một hai ngón tay cái.
Thông tỏ chuyện này, sẽ không có gì phải xót ruột khi vừa nhắn tin "HL" gửi đến Tổng đài 147 vừa nghĩ tới lời nhắn từ Steve Jobs:
"Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ!"
BẢO BẢO
New7wonders Là Gì?
Tổ chức lừa tiền thế giới
New7Wonders.com chỉ là ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy Sĩ tên là Bernard Weber. Đây là website của một tổ chức tư nhân đặt trụ sở tại Thụy Sĩ (New Open World) chứ không phải của một dự án của một chính phủ hay tổ chức uy tín nào trên thế giới. Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp.
Đẳng cấp chém gió cấp quốc tế
Ngày 27/9/2011, Bernard Weber đến làm việc tại Quảng Ninh. Hắn mạnh miệng tuyên bố: “Thông qua cuộc bầu chọn đó đã có nhiều danh thắng nhận được rất nhiều sự quan tâm với trên 1 trăm triệu phiếu bầu của người dân trên khắp thế giới, chứng tỏ sự quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn của cuộc bầu chọn do tổ chức phát động.”
Khi được hỏi về N7W, tổ chức UNESCO tuyên bố rằng Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên.” Như vậy, theo UNESCO kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học. Cũng phải, bán phiếu bầu thì lấy đâu ra khoa với chả học.
Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.
Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W "không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".
Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.
Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W "không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".
Vịnh Hạ Long bá đạo trên bảng xếp hạng N7W
Tại Việt Nam, từ năm 2007, chính phủ phát động cả 1 chiến dịch cấp quốc gia về bầu chọn cho vịnh Hạ Long trên trang web lừa tiền quốc tế. Các tờ báo liên tục tung hô N7W, thằng lừa đảo Bernard Weber, hô hào nhân dân Việt Nam hãy bình chọn cho vịnh Hạ Long để “bày tỏ lòng yêu nước”. Cụ thể, từ ngày 22 tháng 2 năm 2008, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã được phía New Open World (NOW) đồng ý là cơ quan bảo trợ chính thức và đã đại diện ký thỏa thuận với NOW. Ngày 25 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Nhiều báo như báo Tuổi Trẻ đã lập hẳn 1 chuyên mục để thông tin (với khẩu hiệu "Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu của lòng yêu nước") thường xuyên và tuyên truyền cổ động cho cuộc bình chọn này. Và như tại Tiền Giang, từ ngày 25 tháng 3 năm 2008, lãnh đạo Tỉnh đoàn, sở Văn hóa Thông tin và sở Bưu chính viễn thông cùng hàng trăm đoàn viên thanh niên Đoàn khối dân chính đảng tỉnh Tiền Giang đã khởi động chiến dịch 10 tháng bầu chọn cho ba danh thắng của Việt Nam vào danh sách kỳ quan thế giới mới, trong đó có cả việc hỗ trợ đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí cho 35 trường Trung học Phổ thông trong tỉnh để giáo viên và học sinh tham gia bầu chọn. Và chỉ trong tuần lễ phát động đầu tiên, đã có gần 10.000 lượt đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở thành phố Mỹ Tho đã tham gia bầu chọn. Ngày 14-3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, báo Thanh Niên, Đài Truyền hình Việt Nam và EVNTelecom đã ký hợp tác và phát động chương trình vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên của thế giới cho đến 31 tháng 12 năm 2008, trong đó có 1 "Cuộc tuần hành vòng quanh đất nước bằng xe đạp và thiết lập các điểm bầu chọn cho vịnh Hạ Long ở các tỉnh, thành phố". Ngày 19/8/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Hợp tác Quốc tế đưa ra 9 chương trình hành động từ nay đến cuối năm cho cuộc vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới. Do chiến dịch bầu chọn quá hoành tráng này, 3 địa danh của VN (Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phan-xi-păng) bá đạo trên bảng xếp hạng nhiều tuần liền.
Gần đây, vòng chung kết của cuộc bầu chọn N7W diễn ra cực kì “sôi động”. Thằng lừa đảo Bernard Weber đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2011 để PR cho N7W. Lợi dụng lòng tự hào dân tộc và suy nghĩ thiếu chin chắn của người Việt, hắn liên mồm tâng bốc vịnh Hạ Long lên tận trời xanh. Được tiếp thêm đạn, các tay thợ báo bồi bút ngu si IQ thấp liền liên tục khua môi múa mép, tâng bốc N7W và Bernard Weber, tiếp tục kêu gọi các con mồi tự chui đầu vào rọ vì … tình yêu nước.
Báo chí truyền hình thì phần đông ngu si dốt nát là đúng rồi, vấn đề ở đây là tại sao chính phủ VN lại “gà mờ” như thế? Chính phủ 1 nước nhỏ như Maldives còn nhận ra trò lừa đảo của N7W, vậy tại sao chính phủ 1 nước lớn như VN lại không? Phải chăng, chính phủ biết thừa cái trò lừa đảo này nhưng các cấp chính quyền vẫn dấn thân vào để “lấy thành tích” báo cáo lên trên? Phỏng đoán này là có cơ sở, vì căn bệnh thành tích từ lâu đã thâm nhập vào mỗi người dân Việt Nam.
Gần đây, vòng chung kết của cuộc bầu chọn N7W diễn ra cực kì “sôi động”. Thằng lừa đảo Bernard Weber đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2011 để PR cho N7W. Lợi dụng lòng tự hào dân tộc và suy nghĩ thiếu chin chắn của người Việt, hắn liên mồm tâng bốc vịnh Hạ Long lên tận trời xanh. Được tiếp thêm đạn, các tay thợ báo bồi bút ngu si IQ thấp liền liên tục khua môi múa mép, tâng bốc N7W và Bernard Weber, tiếp tục kêu gọi các con mồi tự chui đầu vào rọ vì … tình yêu nước.
Báo chí truyền hình thì phần đông ngu si dốt nát là đúng rồi, vấn đề ở đây là tại sao chính phủ VN lại “gà mờ” như thế? Chính phủ 1 nước nhỏ như Maldives còn nhận ra trò lừa đảo của N7W, vậy tại sao chính phủ 1 nước lớn như VN lại không? Phải chăng, chính phủ biết thừa cái trò lừa đảo này nhưng các cấp chính quyền vẫn dấn thân vào để “lấy thành tích” báo cáo lên trên? Phỏng đoán này là có cơ sở, vì căn bệnh thành tích từ lâu đã thâm nhập vào mỗi người dân Việt Nam.
Nguồn:Tài liệu được sưu tầm từ
lichsuvn.infor
lichsuvn.infor
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét