Làm Sao cho người Việt tin nhau?
Ngô Nhân Dụng
Trên báo Tia Sáng, ông Giáp Văn Dương mới viết một bài rất đáng đọc, ông đặt
câu hỏi: Tại Sao ở nước ta mọi người không tin nhau. Ông kể chuyện có lúc
đã sống ở một nước ngoài 12 năm, thấy người ta bao giờ cũng tin nhau.
Ông kể, “Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm Xe. (Hợp đồng bảo hiểm viết
rằng), nếu mất Xe thì sẽ được đền Xe mới. Bạn tôi hỏi: “Nếu chúng tôi bán Xe
rồi báo bị mất thì Sao?” Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên, một lúc lâu mới nghĩ ra
được câu trả lời: “Tôi tin các anh không làm thế.” Giáp Văn Dương kết luận: Nước họ giàu mạnh vì họ tin ở con người.
Ngược lại, khi trở về sống ở Việt Nam, ông thấy người ta luôn luôn nghi
ngờ nhau trước, không AI tin AI cả. Lãnh hành lý ở phi trường bị hỏi giấy tờ,
“Tên tôi đây. Ðịa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy Sao mà rắc rối đến
vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng Minh? Sao phải công chứng bản gốc?”
Vào siêu thị thì lúc ra trả tiền phải đi qua hai chặng, trả tiền rồi, đi hai
thước lại có nhân viên kiểm soát hóa đơn, thấy con dấu đỏ “đã thanh toán” mới
được đi qua. Ông Dương hỏi: “Vì Sao người Việt không tin nhau?”
Mình không cần nhắc đến tên Việt Nam trong câu hỏi này. Ở nhiều nước khác
người ta cũng không AI tin AI cả. Nên đặt câu hỏi là: “Trong những xã hội
như thế nào thì người ta dễ tin nhau? Còn những xã hội người ta không
tin nhau thì nó sống thế nào?”
Mình không nên nghĩ oan cho giống dân Việt. Có lần tôi kể chuyện những thành
phố người ta bỏ Xe đạp ngoài đường qua đêm, không khóa; như ở Dubuque,
Iowa; hay ở Helsinki, Phần Lan (trước khi di dân Ðông Âu qua).
Họ không lo mất Xe, vì tin là mọi người chung quanh đều lương thiện. Nhiều độc
giả đã viết thư nhắc nhở rằng xưa kia ở nước ta cũng vậy. Một vị cho biết hồi 1950 ở Sài Gòn ông đã sống như thế.
Ðêm không khóa cửa nhà, xe đạp dựng trước nhà cũng không khóa. Một vị độc giả
khác kể chuyện năm 1959 ông dựng cái
xe đạp ngoài bờ sông Sài Gòn đứng hóng mát; sau đó có một người rủ lên Xe hơi
đi uống bia. Ông đi tới 11 giờ khuya, trở lại Bến Bạch Ðằng thấy cái xe không
khóa vẫn dựng đó không mất. Bác Sĩ
Nguyễn Tư Mô kể hồi 1955 ông đi trong một phái đoàn y tế xuống Châu Ðốc
chẩn bệnh phát thuốc; lúc vào chợ ăn trưa thì một người trong đoàn bỏ quên cặp
kính mát. Tới buổi chiều, một nhân viên xã mang cặp kính mát đến hỏi có AI đánh
rớt không? Có người lượm được, đem đến trả phái đoàn, vì biết chỉ dân ở Sài Gòn
mới mua được kính mát loại sang như vậy.
Người Việt Nam vốn đã tin nhau chứ chẳng phải không. Vì ông bà chúng ta
vẫn dạy dỗ con cháu sống theo đạo lý, và chính họ sống làm gương.
Trong xã hội nào mọi người cũng sống với những hợp đồng ngầm hiểu, dài hạn, hết
đời này sang đời khác. Các xã hội Á Ðông theo truyền thống Nho Giáo đều có
những “hợp đồng hiểu ngầm” như vậy. Ra đường gặp AI là có thể tin đến 99% rằng
người đó cũng được cha mẹ dạy các quy tắc Lễ Nghĩa Liêm Sỉ giống như mình. Ngay
cả sau khi nước ta bị Pháp đô hộ, bản Hợp Ðồng Tín Nghĩa vẫn được giữ gìn.
Cách sống của Phan Châu Trinh cũng không khác lối cư xử của Nguyễn Ðình Chiểu
hay Hoàng Diệu. Tư cách đó vẫn truyền qua đến Trần Trọng Kim, Khái Hưng, Nguyễn
An Ninh, hay Phan Văn Hùm. Nền tảng đạo lý đó chỉ bị phá vỡ từ khi có một chính
quyền chủ tâm xóa bỏ hết nền văn hóa cũ, thay thế bằng “văn hóa vô sản.”
Tại Sao các nước Á Ðông khác, ngoài Việt
Nam và Trung Quốc, vẫn giữ được những bản hợp đồng Tín Nghĩa suốt đời này
sang đời khác trong hai ngàn năm?
Phân tích theo lối kinh tế học, thì lý do chính là: Tín Nghĩa là một cách sống
có lợi về lâu về dài. Không AI muốn làm sai bản hợp đồng tín nghĩa vì nếu nó bị xóa bỏ, chính mình sẽ bị thiệt
thòi. Nói rõ hơn: Cuộc sống của mỗi người sẽ “tốn kém” hơn! Mức tốn kém tăng
lên từ một khoản chi tiêu mà các nhà kinh tế gọi là “phí tổn giao dịch”
(transaction costs). Hãy lấy những thí dụ mà ông Giáp Văn Dương nêu ra. Một
người vào siêu thị mua hàng, trả tiền, được mang thức ăn về nhà. Trong “giao
dịch” kinh tế này, siêu thị cũng phải trả tiền khi mua hàng, khi thuê mướn cửa
hàng, thuê nhân viên, vân vân. Người mua trả một số tiền lớn bằng số chi phí
của siêu thị, cộng với tiền lời mà nếu không có thì không ai mở siêu thị.
Nhưng trong một xã hội mà người ta không tin nhau thì siêu thị phải lo đặt hệ
thống báo động, phải thuê thêm người canh gác, thêm người kiểm soát lần thứ hai
bên ngoài quầy trả tiền. Tất cả những chi phí mới đó, tất nhiên, chủ nhân họ
tính ngay trong giá bán. Ðó là một thứ phí tổn giao dịch phụ trội; mà nếu trong
xã hội mọi người tin nhau thì không cần.
Nhìn rộng ra, trong một xã hội mà người ta không tin nhau thì phí tổn giao dịch
sẽ tăng vọt trên khắp mọi mặt. Cả xã hội phải chịu.
Thử nhìn vào số lượng công an, cảnh sát ở nước ta. Tại sao một nước cần nhiều
công an như vậy? Vì người ta nghi ngờ nhau. Chính quyền nghi ngờ dân. Nếu mọi
người tin nhau thì mấy trăm ngàn công an cảnh sát có thể giải ngũ. Những người
đó có thể đi làm những việc hữu ích hơn về kinh tế, như làm kỹ sư, đi kinh
doanh, làm ca sĩ, hay trồng cây ăn trái bán. Bởi vì trong nước vẫn cần rất
nhiều kỹ sư, nhiều nhà kinh doanh, nhiều nhà nông có tài. Lực lượng công an thu
hút mất bao nhiêu người ưu tú, đó là một thiệt hại lớn cho cả nền kinh tế quốc
dân.
Làm cách nào để xã hội cùng theo những quy tắc sống có Tín Nghĩa? Làm cách nào
để mọi người nhìn thấy nhau là hãy tin cậy trước khi nghi ngờ, nghe ai nói gì
thì trước hết hãy tin đó là lời nói thật? Có thể thiết lập lại bản hợp đồng xã
hội lấy Tín Nghĩa làm tiêu chuẩn hay không?
Có lẽ chúng ta sẽ tránh không lên giọng hô hào phục hồi môn đạo đức trong
trường học, dù đó là một việc chắc chắn phải làm. Nên tìm ra những giải pháp
thực tế. Mà khi nói đến chuyện thực tế thì có thể tính toán theo lối kinh tế
học. Theo lối nhìn kinh tế học thì muốn người khác tin mình tốt nhất là làm sao
cho người ta biết nếu mình không làm đúng lời hứa hẹn, thì chính mình sẽ bị thiệt
hại rất lớn. Mình có hai đường: Giữ lời hứa có thể bị thiệt, nhưng cũng có thể
không bị thiệt; ngược lại, nếu sai lời thì sẽ bị thiệt hại rất nhiều, với xác
suất 100%!
Nếu mọi người trong một xã hội đều biết như vậy thì hầu hết sẽ cố giữ Tín
Nghĩa, xã hội sẽ thay đổi. Quy tắc này vẫn được sử dụng trong đời sống kinh tế:
Khi chúng ta đi vay nợ, ngân hàng yêu cầu phải có vật cầm thế “làm tin,” ghi rõ
trong hợp đồng. Nếu mình không trả nợ, sẽ mất mát hơn gấp bội!
Khả năng có thể ký hợp đồng mà bản hợp đồng có hiệu lực thi hành, đó là một nền
tảng tạo ra lòng tin tưởng lẫn nhau. Trong các xã hội hoang dã, việc thi hành
hợp đồng là do mỗi người tự làm lấy. Họ dùng vũ lực để thi hành các bản hợp
đồng. Theo lối mafia, ai không làm đúng hợp đồng thì cho một lưỡi đao, hay một
phát súng; vì Mafia không thể ký những hợp đồng hứa hẹn cùng đi ăn cướp hoặc
giết người, ai làm sai sẽ bị kiện!
Còn trong xã hội văn minh thì niềm tin giữa mọi người dựa trên hệ thống pháp
luật. Muốn người ta tin thì cứ làm sao để người ta thấy là họ có thể kiện mình
ra tòa, nếu mình làm sai. Như Thomas Schelling diễn giải: Một người dễ được tin
tưởng khi hắn có thể bị thưa kiện! Một người có thể bị kiện ra tòa (nếu làm sai
lời) thì dễ được người khác tin tưởng hơn. Nếu tất cả đều sống theo quy tắc đó
thì chúng ta có thể tạo nên niềm tin cho cả nước.
Giữ cho guồng máy nhà nước trong sạch là bước đầu tiên để tái tạo niềm tin.
Những người đi hối lộ và ăn hối lộ đều “xé bản hợp đồng” mà mọi người đã thỏa
thuận với nhau. Không những họ làm người dân đút lót mất tiền, mà họ còn phá
nát đạo lý xã hội. Cũng giống như khi có người lái xe ngoài đường mà bất chấp
luật lệ vậy. Nếu nhiều người cứ ngang nhiên lái xe như thế mãi, thì cả thành
phố hay cả nước sẽ không còn luật lái xe. Bản hợp đồng bị xé rồi, mạnh ai nấy
sống. Nạn tham nhũng là thứ làm tiêu hao đạo lý cả xã hội, chưa kể nó làm cho
kinh tế không tiến được đúng tiềm năng.
Trước khi xé bản hợp đồng với xã hội để ăn hối lộ mà biết trước mình có thể bị
thiệt hại rất nặng nếu bị bắt, thì thế nào người ta cũng ngần ngại không đòi
đút lót nữa. Xác suất bị bắt càng cao thì càng bớt tham nhũng. Án trừng phạt
càng nặng, thì càng bớt. Nếu một hệ thống chính trị cứ để cho xác suất bị bắt
thấp, mà việc trừng phạt cũng nhẹ, thì sẽ nuôi đầy tham nhũng, hối lộ.
Phải làm sao cho xác suất tội tham nhũng bị tố giác càng cao càng tốt, đó là
một cách giảm bớt tham nhũng và tạo niềm tin trong xã hội. Muốn vậy thì ngoài
guồng máy tư pháp công minh chính trực cần phải có nhiều “bộ máy tư nhân” tình
nguyện tham dự việc tố giác tội tham nhũng. Số hội đoàn, trong xã hội công dân
càng phát triển thì càng nhiều người tự nguyện làm công việc đó. Nhiều người
còn sẵn sàng làm công việc đó, vì có lợi cho họ. Ðó là các nhà báo, khi họ được
tự do. Nhà báo nào điều tra ra những vụ tham nhũng và loan tin sẽ được nhiều
người đọc, nhiều người kính trọng. Chính họ sẽ tự nguyện đi tìm ra những tin
tức đó. Còn nếu nhà báo đi điều tra rồi lại bị tù thì hết nói!
Khi bản hợp đồng đạo lý của xã hội bị xé rồi, rất khó tái lập. Phá nó dễ, xây
dựng lại rất khó. Nhưng không phải vì khó mà chúng ta không bắt đầu ngay. Phải
thiết lập một chế độ tự do dân chủ, quyền tư pháp độc lập, xã hội công dân phát
triển, mọi người có quyền tự do hội họp, tự do phát biểu.
Cứ như thế, trong một vài thế hệ, sẽ không ai cần đặt câu hỏi: Tại sao người
Việt không tin nhau?
(theo Bacaytruc)